Cách điều trị cận thị nào có độ an toàn cao, chi phí thấp ? Hãy cùng Mắt Kính Xanh Pôn tìm hiểu nhé!
Dùng kính gọng
Người bị cận thị thường được sử dụng thấu kính phân kỳ để điều chỉnh tật khúc xạ. Sử dụng kính gọng là phương pháp giải quyết tật cận thị thông dụng, an toàn và ít tốn kém nhất. Tuy nhiên phương pháp này vẫn có một số nhược điểm như:
- Tầm nhìn hạn chế khi trời mưa hay khi đeo khẩu trang
- Khó có thể tham gia hoạt động thể thao như đá banh, bơi lội,…
- Đây chỉ là phương pháp giải quyết tạm thời, không thể điều trị dứt điểm cận thị
- Nếu tăng độ bạn phải thay thế tròng kính khác
Nhờ công nghệ hiện đại và tiên tiến, ngày nay chúng ta đã giải quyết được những vấn đề trên. Với các loại tròng kính chống bám nước, hạn chế bám bụi, hạn chế hấp hơi, kính chơi thể thao…
Đặc biệt những nhà sản xuất kính hàng đầu còn có dòng kính hạn chế tăng độ. Nhờ khả năng cho tầm nhìn sắc nét và dịu mắt, được thiết kế riêng cho mỗi người (toàn bộ thông số về mắt của khách hàng sẽ được gửi về hãng và kính của bạn sẽ được sản xuất riêng).
Bên cạnh đó, các nhà phát triển kính thể thao nổi tiếng cũng cho ra đời các dòng kính phù hợp cho người vận động cường độ cao. Được làm từ các chất liệu cao cấp, có khả năng chống va đập nhất định. Với chốt khóa Elock chống tuột kính sau vành tai, tránh rơi vỡ.
Dùng kính áp tròng
Sử dụng kính áp tròng cũng là một phương pháp được nhiều người ưa chuộng. Loại kính này có thể khắc phục được các nhược điểm của kính gọng, tuy nhiên trước khi đeo bạn cần phải khám mắt và có chỉ định của bác sĩ. Nếu mắt bạn nhạy cảm, dễ tổn thương thì không thể đeo kính áp tròng.
Bên cạnh đó, đeo kính áp tròng cũng khá tốn kém, vì hạn sử dụng của kính áp tròng chỉ từ 6 tháng đến 1 năm. Nhưng để đảm bảo về chất lượng lens cũng như sự an toàn trong quá trình sử dụng thì chuyên gia khuyên các bạn chỉ nên sử dụng kính áp tròng trong 50% hạn sử dụng tối đa.
Ngoài ra, kính áp tròng nếu không được vệ sinh đúng cách sẽ gây viêm nhiễm mắt.
Dùng kính Ortho K định hình giác mạc tạm thời
Là phương pháp điều trị không cần phẫu thuật, không phụ thuộc vào độ dày giác mạc. Bệnh nhân được chỉ định dùng kính tiếp xúc cứng để định hình giác mạc trong giấc ngủ (từ 6 – 8 tiếng mỗi đêm).

Phương pháp này có thể áp dụng cho cả người lớn và trẻ em, nhưng nó chỉ có tác dụng tạm thời. Khi ngưng đeo kính Ortho K, độ khúc xạ có thể vẫn như cũ hoặc tăng thêm.
Ngoài ra, phương pháp này ít có tác dụng với độ cận nặng, và giá loại kính này cũng tương đối cao. Hơn nữa phương pháp này vẫn có khả năng gây ra viêm nhiễm giác mạc nếu kính không được vệ sinh đúng cách.
Phẫu thuật tật khúc xạ
Là phương pháp đem lại hiệu quả tốt, độ an toàn cao, thời gian phục hồi ngắn. Có thể điều trị dứt điểm tật khúc xạ.
Tuy nhiên chi phí phẫu thuật cao, hơn nữa phương pháp này can thiệp trực tiếp vào mắt nên nếu không phải trường hợp bắt buộc thì nhiều người vẫn không lựa chọn phương pháp này.
Phẫu thuật đặt kính nội nhãn
Hay còn gọi là phẫu thuật Phakic, áp dụng cho những trường hợp có độ cận cao nhưng không có điều kiện phẫu thuật khúc xạ.
Phương pháp này có nguy cơ tăng nhãn áp, có khả năng viêm nhiễm, thời gian hồi phục lâu.
Phẫu thuật thay thủy tinh thể
Đây là phương pháp áp dụng cho người có độ cận quá cao, không thể áp dụng các phương pháp khác.
Trên đây là các cách điều trị cận thị phổ biến và chính thống, được giới y tế công nhận. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và tra cứu thông tin. Quý khách hàng tuyệt đối không tự ý áp dụng khi chưa được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
>> Xem thêm: Bài tập cho mắt giúp chữa cận thị…
>> Xem thêm: Ánh sáng xanh và tác hại đối với mắt…