Cắt kính cận cần lưu ý điều gì – phần 2

cắt kính

Sau khi đã chọn được cho mình 1 chiếc tròng kính ưng ý, bạn trang bị thêm 1 chiếc gọng kính phù hợp.

II. Lựa chọn gọng kính

1. Gọng kính phù hợp với khuôn mặt

Có một nguyên lý chọn kính cơ bản và dễ áp dụng nhất cho mọi người. Đó là bạn nên chọn gọng kính có đường nét đối lập với đường nét của khuôn mặt bạn.

Ví dụ: Khuôn mặt của bạn có đường nét góc cạnh thì nên chọn tròng kính đường nét bo tròn. Ngược lại, khuôn mặt của bạn có nhiều đường nét tròn, mềm mại hơn thì nên chọn những chiếc kính có hình dáng vuông vứt, góc cạnh.

>> Xem thêm: Cách chọn kính phù hợp với khuôn mặt.

2. Chọn gọng kính phù hợp với mục đích sử dụng

Tùy vào phong cách, cá tính hay môi trường làm việc mà bạn nên lựa chọn cho mình những sản phẩm khác nhau.

Đối với dân văn phòng:

Thường thì chúng ta nên lựa chọn những mẫu kính trông lịch sự, nhã nhặn. Có đường nét đơn giản, tinh tế.

matkinhxanhpon.vn

Đối với những ai cần xây dựng hình ảnh bản thân chín chắn và nghiêm túc:

Để thuận tiện trong công việc giao tiếp với đối tác, khách hàng, hoặc luật sư, giáo viên… Kiểu dáng kính phù hợp thường là chất liệu kim loại, có form nhỏ và mảnh. Hoặc có thể là gọng mắt mèo đối với nữ, ở Việt Nam thường sẽ chuộng dạng mắt mèo nhưng đường nét mềm mại hơn.

Đối với người thường xuyên chơi thể thao hay vận động viên chuyên nghiệp:

Việc vận động với cường độ cao liên tục, đòi hỏi phải kính phải có độ bền cao và chắc chắn hơn. Vì vậy chúng ta có thể sử dụng các dòng kính chuyên thiết kế dành cho thể thao như New Balance, Outdo Sports… Bên cạnh đó, bạn có thể lắp tròng phân cực hoặc (và) đổi màu để dịu mắt hơn trong thời gian hoạt động dưới trời nắng.

Đối với người làm việc trong môi trường trẻ trung năng động:

Trong các ngành nghề đậm chất nghệ thuật như thiết kế, thời trang, ca sĩ, người mẫu… Dù ở bất cứ độ tuổi nào chúng ta cũng phải sắm cho mình những phụ kiện trông thật “chất” và ấn tượng. Để lan tỏa đến môi trường xung quanh tinh thần nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng.

3. Lựa chọn gọng kính theo chất liệu, độ bền

Hiện nay, đa số các mẫu mã gọng kính đều có chất lượng tốt đến cực kỳ tốt. Tuy nhiên bạn vẫn phải lưu ý kỹ xem đó là chất liệu gì để tránh mua nhầm sản phẩm kém chất lượng.

Chất liệu kim loại:

  • Titanium: Là kim loại cao cấp, siêu nhẹ, không bị ăn mòn, đàn hồi tốt. Kính làm bằng chất liệu này rất nhẹ và mảnh nên nhiều người lầm tưởng rằng nó “mỏng manh dễ vỡ”. Thực tế, gọng kính Titanium cực kỳ bền bỉ, dẻo dai, khó gãy, rất an toàn và không gây kích ứng cho da.
  • Beta Titanium: Là hợp kim của Titanium, nhẹ hơn Titanium nguyên chất, khó bị gỉ và không gây kích ứng cho da.
  • Thép không gỉ: là hợp kim làm từ Sắt, Cacbon, và ít nhất 10.5% Crom. Đây là chất liệu thường thấy để làm gọng kính vì nó tương đối nhẹ, chống ăn mòn, không gây kích ứng, dễ uống cong.
  • Aluminium (Nhôm): là chất liệu mềm dẻo, nhẹ, khá bền, ngoại hình đẹp khi hoàn thiện. Vật liệu này thường được pha thêm Sắt và Silicon để tăng độ bền.
  • Mạ vàng: Gọng kính được mạ bằng vàng hay bạch kim, đây là các kim loại quý hầu như không bị ăn mòn theo thời gian. Kính mạ vàng cực kỳ bền, đẹp và sang trọng, dành cho giới thượng lưu. Khẳng định đẳng cấp của người đeo chúng.

Chất liệu nhựa:

  • Nhựa TR-90: là chất liệu sản xuất theo công nghệ Thụy Sĩ, có độ bền và độ đàn hồi cao. Dễ điều chỉnh theo khuôn mặt, rất an toàn và không gây kích ứng da. Chất liệu này còn nhẹ hơn 50% so với các loại nhựa khác. Giúp đeo kính làm từ TR-90 trong thời gian dài vẫn cảm thấy thoải mái.
  • Nhựa Acetate: Có độ bền cao, dễ điều chỉnh theo khuôn mặt. Bên trong gọng có khung kim loại giúp tạo dáng và tăng độ bền. Acetae được các thương hiệu lớn như Buberry, Outdo, Rayban… sử dụng cho sản phẩm của họ.
  • Ultem: Là nhựa tổng hợp, mỏng, nhẹ và sang trọng, có khả năng chịu nhiệt và chống cháy cao. Tuy nhiên gọng kính làm bằng vật liệu này dễ gãy hơn 2 loại nhựa trên.
  • Nhựa Optyl: Gọng kính làm bằng chất liệu này rất nhẹ, được áp dụng vào các mẫu kính cao cấp của Gucci, Dior… Tuy nhiên chúng rất giòn và không có lõi kim loại nên bạn phải giữ gìn thật cẩn thận.
  • Nhựa tổng hợp: Chất liệu này có nhiều loại và độ bền khác nhau, có loại giòn dễ gãy vỡ. Cũng có loại độ đàn hồi cao, uốn cong tốt. Lúc lựa chọn kính, bạn nhớ hỏi rõ về độ bền và độ mềm dẻo trước khi mua.

4. Lựa chọn gọng kính theo giá cả:

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều giá gọng cho mọi người lựa chọn. Gọng kính tốt, độ bền cao có giá khoảng vài trăm ngàn, đến vài triệu.

Tuy nhiên đối với gọng kính, không phải cứ giá cao thì độ bền sẽ càng cao. Các gọng kính thương hiệu có giá cả cao thường có giá trị thẩm mỹ cao hơn, mẫu mã đẹp và độc đáo, sang trọng hơn. Trên thị trường có những loại gọng kính giá vài trăm đến dưới 1 triệu, nhưng độ bền được ví von như “nồi đồng cối đá”.

Ngược lại, một số gọng kính cao cấp của hãng, bạn phải nâng niu, giữ gìn chúng thật kỹ.

>> Xem lại: Cắt kính cận cần lưu ý điều gì – phần 1

Qua bài viết trên, Mắt Kính Xanh Pôn hy vọng bạn sẽ áp dụng được những kinh nghiệm trên khi đi cắt kính.

Mắt Kính Xanh Pôn – Thương hiệu uy tín hơn 20 năm tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 1: 26 Hoàng Việt, phường 4, quận Tân Bình

Địa chỉ 2: 283 Điện Biên Phủ, phường Võ Thị Sáu, quận 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Copyright 2021 © XanhponEyewear