Cận thị là gì ? Các loại cận thị thường gặp

cận thị

Cận thị là một trong những tật khúc xạ phổ biến nhất ở mắt. Người bị cận thị chỉ có thể quan sát rõ khi ở gần và tầm nhìn xa kém hơn người bình thường, gây khó khăn trong sinh hoạt và cuộc sống hằng ngày.

cận thị

Người bị cận thị sẽ khó quan sát các vật ở xa, với các biểu hiện thường thấy như:

  • Khi nhìn xa sẽ bị mờ
  • Nhức đầu, mỏi mắt
  • Khó quan sát vào ban đêm
  • Thường xuyên nheo mắt để nhìn rõ

Hiện nay, những người trẻ và học sinh, sinh viên là nhóm đối tượng mắc cận thị phổ biến nhất. Đặc biệt, các em nhỏ ngày càng bị cận thị nhiều hơn. Các bậc phụ huynh nên chú ý các dấu hiệu nhận biết cận thị ở trẻ nhỏ như:

  • Hay cúi gần khi xem sách vở
  • Sợ ánh sáng hoặc bị chói mắt
  • Thường đứng gần để xem tivi
  • Hay dụi mắt mặc dù không buồn ngủ
  • Nheo mắt hoặc nghiêng đầu khi nhìn xa
  • Thưởng mỏi mắt, nhức đầu hoặc chảy nước mắt…

Các loại cận thị

Cận thị đơn thuần (Simple Myopia)

Đây là loại cận thị phổ biến nhất, thường gặp ở độ tuổi từ 6 đến 18 tuổi. Người bị cận đơn thuần thường có độ cận dưới 6 diop và thường đi kèm với loạn thị.

Nguyên nhân của loại cận thị này là do mắt thường xuyên làm việc trong cự ly gần, khiến mắt điều tiết nhiều, thủy tinh thể bị phồng lên dẫn đến vấn đề khúc xạ gây ra cận thị.

Cận thị đơn thuần thường phần lớn là do thói quen sinh hoạt và làm việc, phần nhỏ là do di truyền. Bệnh có xu hướng tăng dần trong một thời gian và ngưng lại ở một mức độ nhất định.

Cận thị thoái hóa

Đây là loại cận thị nặng nhất, người bệnh thường có độ cận trên 6 diop kèm theo thoái hóa võng mạc thuộc nửa phần sau nhãn cầu. Khi mắc cận thị thoái hóa, trục nhãn cầu liên tục bị dài ra, khiến độ cận liên tục tăng, tình trạng cận ngày một nặng hơn.

Thậm chí bệnh sẽ nguy hiểm hơn nếu không được điều trị kịp thời, gây các bệnh như thoái hóa võng mạc, bong võng mạc, glôcôm… ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe mắt.

Loại bệnh này khá hiếm và thường phát triển khi còn nhỏ, vì thế các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám định kỳ ít nhất mỗi năm 1 lần tại các bệnh viện mắt uy tín để kịp thời phát hiện và điều trị (Đối với người cận thị nặng thì nên đi khám định kỳ và tiến hành soi đáy mắt 3-6 tháng 1 lần).

Cận thị thứ phát

Cận thị thứ phát là loại cận thị được xảy ra bởi một nguyên nhân cụ thể. Cận thị thứ phát rất hiếm gặp và các nguyên nhân chỉ thuộc phần thiểu số, không phải là nguyên nhân chủ yếu gây ra cận thị. Đó có thể là một trong những nguyên nhân sau:

  • Do các loại thuốc tác động lên hệ thần kinh tự chủ có thể ảnh hưởng đến thị lực
  • Các loại thuốc có tác dụng phụ tác động lên mắt không thể dự đoán trước
  • Do lượng đường huyết tăng cao
  • Một số nguyên nhân khác

Cận thị giả

Cận thị giả là một biểu hiện nhất thời, tầm nhìn có thể hồi phục nếu mắt được nghỉ ngơi đủ. Hiện tượng này xảy ra khi mắt gia tăng điều tiết, các cơ thể mi phụ trách chỉnh khả năng điều tiết của mắt bị co quắp, khiến tầm nhìn xa bị suy giảm tạm thời.

Cận thị giả rất hay gặp ở những người thường xuyên làm việc việc quá lâu, đòi hỏi mắt phải điều tiết nhiều. Hoặc học sinh, sinh viên trong thời gian ôn thi căng thẳng.

Dấu hiệu cận thị giả chủ yếu là khó khăn khi ghi chép, sau một thời gian dài làm việc trong cự ly gần. Hay hiện tượng mệt mỏi thị giác và cải thiện nhất thời nếu đeo kính cận.

Thời gian đầu người bị cận thị giả sẽ nhìn rõ. Nhưng 1-2 tuần sau sẽ thường xuyên bị nhức mỏi mắt, thường xuyên đau đầu và nhìn mọi thứ ngày càng mờ đi. Nếu người cận thị giả vẫn tiếp tục cố gắng đeo kính sẽ khiến tình trạng này kéo dài. Mắt phải điều tiết quá nhiều do đeo kính với số độ không phù hợp, dẫn đến cận thị thật.

>>Xem thêm: Cách điều trị cận thị

Đến Mắt Kính Xanh Pôn để được tư vấn kỹ hơn về cận thị và cách điều trị

Mắt Kính Xanh Pôn – Thương hiệu uy tín hơn 20 năm tại thành phố Hồ Chí Minh

Địa chỉ 1: 26 Hoàng Việt – Phường 4 – Quận Tân Bình

Địa chỉ 2: 283 Điện Biên Phủ – Phường 7 – Quận 3

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Copyright 2021 © XanhponEyewear